Hiển thị các bài đăng có nhãn in-tem-ép-nhiệt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in-tem-ép-nhiệt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

Nhãn ép nhiệt quần áo

Hưng 0948.07.09.09 (PhoneZalo)

NHÃN ÉP NHIỆT “CHỐNG NHIỄM MÀU

Nhãn ép nhiệt bị “nhiễm màu” vải….Đây là vấn đề rất thường gặp và cực kỳ phổ biến mà khách hàng rất “đau đầu”.
– Vậy trường hợp “nhiễm màu” vải lên nhãn là gì?
-> Đó là tình trạng vải nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần (đặc biệt là đối với những vải tối màu như: đen, xanh đen, đỏ, tím, xám,…). Trong quá trình nhuộm xử lý chưa tốt nên khi gặp nhiệt độ cao trong quá trình ép nhãn sẽ bị nhiễm màu từ vải lên nhãn ép.
– Thời gian để nhận thấy nhãn bị nhiễm do vải cũng khác nhau, tùy thuộc mức độ nhiễm màu của vải. Có thể là 1 ngày, cũng có khi 1 tuần mới nhận thấy độ nhiễm.
– Thực ra độ nhiễm màu trên nhãn chủ yếu là do vải nhuộm chất lượng không tốt, nhãn “chống nhiễm” sẽ hạn chế được độ nhiễm màu trên vải, tùy mức độ vải nhiễm “nặng” hay “nhẹ” thì tình trạng “nhiễm màu” trên nhãn sẽ khác nhau.
– Do một số nhu cầu về: tình hình kinh tế, yêu cầu khách hàng,…nên phải sử dụng vải “bị nhiễm màu” thì khách hàng cần lưu ý kỹ khi chọn nhãn “chống nhiễm” tốt và uy tín.
-> Ngoài ra, nhãn “chống nhiễm” chỉ hạn chế được độ nhiễm màu từ vải lên nhãn ở “mặt dưới”, không hạn chế được mức độ “nhiễm màu” từ mặt trên, nên khách hàng nên cẩn thận và bảo quản tốt bề mặt nhãn khi ép.
* Dưới đây là một số hình ảnh về nhãn “bị nhiễm màu” và nhãn “chống nhiễm”


==> Hãy liên hệ với đơn vị chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn trước khi sử dụng nhãn ép nhiệt trên một số vải “nhiễm màu” hoặc quý khách hàng chưa biết được loại vải đấy có “bị nhiễm” hay không.

NHÃN ÉP NHIỆT PHẢN QUANG  

Nhãn ép nhiệt phản quang là gì?
– Đó là hiện tượng ánh sáng phản xạ về phía người nhìn, khi nguồn sáng và góc nhìn của người xem trên nhãn ép nhiệt tạo thành 1 góc 90 độ.
– Vậy tại sao nhãn lại phản xạ được ánh sáng về phía người nhìn?
– Do trên bề mặt nhãn “phản quang được phủ 1 lớp trợ chất để ngăn ánh sáng đi qua, nên ta mới thấy được hiệu ứng phản xạ nguồn sáng.
– Các bạn sẽ thấy hiện tượng này dễ hơn vào buổi tối, do lúc đó nguồn sáng không nhiều như ban ngày, nên ta sẽ nhận thấy rõ hơn. (VD: các nhân viên quét đường, dọn vệ sinh đường phố, những người mặc đồ bảo hộ lao động,…)
-> Thông thường những nhãn phản quang hay được dùng để in logo.

Hưng 0948.07.09.09 (PhoneZalo)