Nhãn ép nhiệt là gì? Đây là 1 loại Nhãn ép được sử dụng rộng rãi và rất phổ biến trong ngành may mặc, đặc biệt là gia công quần áo thể thao – thời trang.
⚜️Đơn vị chúng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến Quý khách hàng.
✅Là một trong những công ty thuộc TOP đầu về cung cấp Mác ép nhiệt quần áo may mặc trên thị trường Toàn Quốc hiện nay, chúng tôi hoàn toàn tự tin có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của khách hàng.
👍Trang thiết bị - máy móc hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên lành nghề và giàu nhiệt huyết là cơ sở để Công ty TNHH may mặc HƯNG THANH ngày càng phát triển, vươn xa hơn.
🔰Dưới đây là một số hình ảnh về Mác ép nhiệt quần áo may mặc:
💥Để hiểu rõ hơn về Nhãn ép nhiệt và các đặc tính của loại nhãn này. Mời các bạn tham khảo thêm Tại đây.
Có rất nhiều bạn hỏi chúng tôi về sự khác nhau giữa: nhãn ép nhiệt, tem ép nhiệt và mác ép nhiệt. Nhưng tất cả các loại trên chỉ là cùng 1 loại mác ép. Chỉ khác nhau về cách gọi của từng vùng miền.
Mác ép nhiệt có vai trò rất quan trọng đối với gia công may mặc quần áo, ba lô, túi xách, giày dép, nón, khẩu trang, …
Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về khái niệm của mác ép nhiệt nhé:
Mác ép nhiệt là gì?
Mác ép nhiệt (tiếng Anh còn gọi là Heat Transfer Labels) là một loại mác ép được in những thông tin về thương hiệu sản phẩm, hình ảnh logo lên một tấm màng phim in trong suốt (thường gọi là màng phim in PET) bằng một loại mực in đặc biệt. Loại mực in này có độ màu rực rỡ, tươi đẹp vàvô cùng sắc sảo, nên rất phù hợp để in những chi tiết nét nhỏ như các mác size áo quần. Dưới cùng là lớp keo chuyên dụng có tác dụng kết dính giữa hình in và sản phẩm cần ép thông qua máy ép nhiệt, lớp keo này có độ bám và độ co dãn vô cùng tốt.
Trên thị trường hiện nay, có các loại mác ép nhiệt sau đây:
- Mác ép nhiệt thông thường (mác ép nhiệt chống nhiễm)
- Mác ép nhiệt phản quang
- Mác ép nhiệt in cao
- Mác ép nhiệt lột nóng
✅ Tùy nhu cầu sử dụng và đặc tính của mỗi sản phẩm cần ép, chúng ta sẽ có những loại mác ép nhiệt phù hợp riêng.
1. Mác ép nhiệt thông thường (mác ép nhiệt chống nhiễm)
1.1 Đặc trưng
- Đây là loại mác ép nhiệt phổ biến nhất trong tất cả các loại mác ép.
- Loại mác này chúng ta đợi nguội tí (tầm 5-6 giây ngay sau khi ép) mới có thể lột mác ra.
- “Chống nhiễm” mà các bạn thấy được ở loại nhãn này là điểm đặc biệt, tại sao lại có từ “chống nhiễm” ở đây?
💥 Như các bạn đã biết, vải ở thị trường hiện nay đa số bị tình trạng nhiễm màu vải. Điển hình nhất là các loại vải tối màu như: đen, xanh dương, tím than, đỏ đô, xanh rêu, xanh đen, …
✅ Do những gam màu tối này sẽ được nhuộm đi nhuộm lại rất nhiều lần nên lượng thuốc nhuộm sẽ bám trên vải rất nhiều, trong quá trình nhuộm và xử lý sau nhuộm không tốt sẽ ảnh hưởng đến độ nhiễm màu của vải. Ngoài ra, hóa chất kém chất lượng là 1 phần quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng vải, là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm màu vải lên mác ép nhiệt.
🌟 Để biết thêm một số thông tin và trường hợp bị nhiễm màu vải, mời các bạn tham khảo thêm Tại đây.
https://hungthanh.vip/nhan-nhiem-mau-vai/
👍 Thấu hiểu được vấn đề nhiễm màu vải lên mác ép sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình sản xuất, gây trở ngại về tiến độ kế hoạch đã vạch ra.
- Nên đơn vị chúng tôi có trang bị lớp trợ chất chuyên dụng có tác dụng hạn chế tối đa thời gian nhiễm màu vải lên mác ép nhiệt. Thời gian mác bị nhiễm màu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ nhiễm màu nhẹ hay nặng của vải nhiễm.
1.2 Cách sử dụng Mác ép nhiệt thông thường (mác ép nhiệt chống nhiễm)
1.2.1 Bằng bàn ủi (Bàn là)
- Đặt cuốn sổ nhỏ dưới lớp vải cần ủi để làm điểm tựa, không bị dịch chuyển trong quá trình ủi mác.
- Trên bề mặt mác ép nhiệt, chúng ta nên để thêm 1 tấm giấy để hạn chế nhiệt độ trực tiếp từ bàn ủi xuống mác ép. Đồng thời không bị tình trạng cháy vải như hiện tượng dưới đây:
- Điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi ở mức Cotton.
- Lực tác động lên bàn ủi sẽ cao hơn so với thông thường chúng ta ủi quần áo.
- Thời gian ủi mác: 8 – 10 giây.
- Đợi mác nguội tí (tầm 5-6 giây), sau đó chúng ta lột mác ra.
Clip ủi mác ép nhiệt thông thường (mác ép nhiệt chống nhiễm) bằng bàn ủi:
1.2.2 Bằng máy ép nhiệt
✅ Đối với những đơn hàng yêu cầu tính ổn định cao và số lượng nhiều, chúng ta nên sử dụng máy ép nhiệt để đảm bảo chất lượng đồng nhất và mang lại hiệu suất sản xuất cao nhất.
- Điều chỉnh nhiệt độ máy ép: 1400C – 1500C.
- Thời gian: 8 – 10 giây.
- Đợi mác nguội tí (tầm 5-6 giây), sau đó chúng ta lột mác ra.
Clip ép mác ép nhiệt thông thường (mác ép nhiệt chống nhiễm) bằng máy ép nhiệt:
2. Mác ép nhiệt phản quang
2.1 Đặc trưng
- Điểm ấn tượng ở mác ép nhiệt phản quang là khả năng phát sáng khi được rọi nguồn sáng vào (hay còn gọi là khả năng phản xạ ánh sáng) tạo nên hiệu ứng vô cùng đẹp mắt.
- Ngoài tên gọi phổ biến là mác ép nhiệt phản quang, thì loại mác này còn được biết đến với một số tên gọi khác như: mác ép nhiệt dạ quang, mác ép nhiệt phát sáng, …
👍 Màu sắc được ưa chuộng sử dụng để in mác phản quang là màu Nhũ ánh Bạc, do màu này có tác dụng phản xạ lại ánh sáng tốt nhất tạo hiệu ứng đẹp mắt. Và là gam màu được lựa chọn số 1.
- Vì có lợi thế là điểm nổi bật phản xạ ánh sáng, nên mác ép nhiệt phản quang được sử dụng để in logo, tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
💥 Do đâu mà mác ép nhiệt phản quang có khả năng phản xạ lại nguồn sáng?
💥 Chính là lớp màng phim in PET.
Trên màng phim in này được phủ 1 lớp chất đặc biệt, có tác dụng ngăn nguồn ánh sáng đi qua, tạo nên hiện tượng đẹp mắt trên.
✅ Vì đặc tính lớp phủ màng phim in PET dày hơn so với mác ép nhiệt thông thường, nên chúng ta không sử dụng thể ủi mác bằng bàn ủi (bàn là) mà phải dùng máy ép mới đảm bảo được tính ổn định.
2.2 Các sử dụng Mác ép nhiệt phản quang
Bằng máy ép nhiệt
- Tương tự như các sử dụng Mác ép nhiệt thông thường (mác ép nhiệt chống nhiễm).
3. Mác ép nhiệt lột nóng
3.1 Đặc trưng
✅ Loại mác này có khả năng lột ngaysau khi ép. Nên thường được sử dụng chủ yếu để ép trên các chất liệu không chịu được nhiệt độ trong thời gian lâu như: simili, da, …
- Các chất liệu này sẽ biến đổi màu sắc và bề mặt khi tiếp xúc nhiệt trong thời gian lâu.
- Được sử dụng phổ biến trong ngành da giày.
3.2 Cách sử dụng Mác ép nhiệt lột nóng
3.2.1 Bằng bàn ủi (bàn là)
- Đặt cuốn sổ nhỏ dưới lớp vải cần ủi để làm điểm tựa, không bị dịch chuyển trong quá trình ủi mác.
- Trên bề mặt mác ép nhiệt, chúng ta nên để thêm 1 tấm giấy để hạn chế nhiệt độ trực tiếp từ bàn ủi xuống mác ép. Đồng thời không bị tình trạng cháy vải như hiện tượng dưới đây:
- Điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi ở mức Cotton.
- Lực tác động lên bàn ủi sẽ cao hơn so với thông thường chúng ta ủi quần áo.
- Thời gian ủi mác: 2 – 3 giây.
- Lột mác ngay sau khi ủi.
Clip ủi mác ép nhiệt lột nóng bằng bàn ủi:
3.2.2 Bằng máy ép nhiệt
✅ Đối với những đơn hàng yêu cầu tính ổn định cao và số lượng nhiều, chúng ta nên sử dụng máy ép nhiệt để đảm bảo chất lượng đồng nhất và mang lại hiệu suất sản xuất cao nhất.
- Điều chỉnh nhiệt độ máy ép: 1400C – 1500C.
- Thời gian: 2 – 3 giây.
- Lột mác ngay sau khi ép.
Clip ép mác ép nhiệt lột nóng bằng máy ép nhiệt:
4. Mác ép nhiệt in cao
4.1 Đặc trưng
💥 Độ cao ấn tượng là điểm nổi bật nhất ở mác ép nhiệt này.
- Ngoài tên gọi mác ép nhiệt in cao, còn có một số tên phổ biến khác như: mác ép nhiệt cao thành, mác ép nhiệt cao su, mác ép nhiệt silicon, mác ép nhiệt 3D, …
✅ Vì đặc tính độ dày của mác ép nhiệt in cao, nên chúng ta chỉ sử dụng được máy ép nhiệt để ép mác, không thể dùng bàn là (bàn ủi) được.
- Mác ép nhiệt in cao thường dùng để làm logo, các hình in có độ nét to, không sử dụng làm mác size quần áo và các chi tiết nhỏ được.
4.2 Cách sử dụng Mác ép nhiệt in cao
Bằng máy ép nhiệt
- Điều chỉnh nhiệt độ máy ép: 1400C – 1500C.
- Thời gian: 8 – 10 giây (ép ở phía sau mặt vải).
- Nếu cần định vị mác ép, chúng ta nên ép như bình thường (tầm 2 giây để lượng keo tan một phần, bám vào vải, không bị rơi mác trong quá trình lật đổi mặt vải). Sau đó, chúng ta có thể ép như bình thường từ 8 – 10 giây.
- Đợi mác nguội tí (tầm 5-6 giây), sau đó chúng ta lột mác ra.
Đối với những đơn vị gia công may mặc như: quần áo, nón, ba lô, túi xách, giày dép, khẩu trang, … thì mác chuyển nhiệt không còn quá xa lạ.
Mác chuyển nhiệt (hay còn gọi là Heat Transfer Label) là một loại mác rất phổ biến, được in bằng một loại mực chuyên dụng dùng trong ngành may mặc trên một tấm màng phim trong suốt (được gọi là màng in chuyển nhiệt PET). Loại mực in này rất đặc biệt, ngoài độ sắc nét, màu sắc tươi đẹp ra còn có một điểm cộng là rất dẻo và đàn hồi tốt. Nên đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho các đơn vị gia công ngành hàng may mặc, điển hình là quần áo.
Có rất nhiều tên gọi mác chuyển nhiệt khác nhau xoay quanh như: mác ép nhiệt, mác in chuyển nhiệt, mác nhiệt, mác ép quần áo, … nhưng phổ biến nhất vẫn là mác chuyển nhiệt.
Chắc chắn mác chuyển nhiệt rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ đối với những đơn vị gia công may mặc nên mới được sử dụng nhiều và phổ biến như hiện nay. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về loại mác chuyển nhiệt này nhé.
Có mấy loại mác chuyển nhiệt?
Dưới đây là một số loại mác chuyển nhiệt phổ biến nhất:
💥 Mác chuyển nhiệt lột nóng
💥 Mác chuyển nhiệt chống nhiễm thông thường
💥 Mác chuyển nhiệt in cao (in dày, cao su, cao thành)
💥 Mác chuyển nhiệt phản quang
💥 Mác chuyển lạnh
Đầu tiên, chúng ta sẽ được biết đến loại Mác chuyển nhiệt lột nóng nhé:
✅ Mác chuyển nhiệt lột nóng
💥Một đặc điểm rất được ưa chuộng của mác chuyển nhiệt lột nóng là có thể lột ngay sau khi ép.
Do đó, mác chuyển nhiệt lột nóng rất phổ biến trong ngành da giày, đặc biệt trên chất liệu simili, da, … (những loại chất liệu rất ngại tiếp xúc nhiệt độ cao và lâu, sẽ ảnh hưởng đến biến đổi bề mặt chất liệu).
Ngoài ra, những loại vải bị bóng bề mặt khi tiếp xúc nhiệt cũng thường sử dụng loại mác chuyển nhiệt này. Sẽ khắc phục đáng kể tình trạng trên.
👍Thêm một lợi thế không nhỏ của mác chuyển nhiệt lột nóng là có thể tận dụng được thao tác lao động, mác được lột ngay sau khi ép. Rút ngắn tiến độ và đẩy nhanh kế hoạch sản xuất (đặc biệt đối với những đơn hàng khẩu trang).
Cách sử dụng mác chuyển nhiệt lột nóng bằng bàn ủi (bàn là)
Đặt cuốn sổ nhỏ dưới vải (hay quần áo cần ủi) để tạo điểm tựa, không bị lún hay dịch chuyển trong lúc chúng ta ủi mác ép. Ngoài ra, chúng ta nên đặt 1 tấm giấy trên bề mặt vải tiếp xúc trực tiếp với bàn ủi (bàn là) để tránh tình trạng vải tiếp xúc nhiệt độ trực tiếp với bàn là (bàn ủi) sẽ bị bóng vải, hoặc bị tình trạng cháy vải như hình dưới đây:
– Điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi (bàn là) ở mức Cotton.
– Lực tác động bàn ủi (bàn là) lên mác chuyển nhiệt lột nóng trên vải sẽ nặng hơn khi ta ủi quần áo thông thường.
– Thời gian ủi: 2-3 giây.
– Lột mác chuyển nhiệt ngay sau khi ủi.
Clip ủi mác chuyển nhiệt lột nóng bằng bàn ủi:
Cách sử dụng mác chuyển nhiệt lột nóng bằng máy ép nhiệt
– Điều chỉnh nhiệt độ: 130oC – 150oC.
– Thời gian: 2-3 giây.
– Lột mác chuyển nhiệt ngay sau khi ép.
Clip ép mác chuyển nhiệt lột nóng bằng máy ép nhiệt:
✅ Mác chuyển nhiệt chống nhiễm thông thường
💥Là loại mác chuyển nhiệt phổ biến nhất trong các loại mác ép.
Với định lượng dày hơn so với mác chuyển nhiệt lột nóng, mác chuyển nhiệt chống nhiễm có thể dễ dàng định vị trên sản phẩm cần ép và thao tác trong sản xuất cũng dễ dàng hơn.
Mác chuyển nhiệt chống nhiễm không thể lột ngay sau khi ép, mà ta cần để mác chuyển nguội tí mới có thể lột ra.
Ở thị trường Việt Nam hiện nay, đa số các loại vải tối màu như: đen, xanh đậm, xanh rêu, đỏ đô, xám, tím than, … đều bị tình trạng nhiễm màu vải.
💥Thấu hiểu được vấn đề trên nên đơn vị chúng tôi luôn phủ thêm trợ chất hạn chế nhiễm màu tối đa nhất có thể trên từng mác chuyển nhiệt, để khách hàng có thể yên tâm sử dụng.
Cách sử dụng mác chuyển nhiệt chống nhiễm thông thường bằng bàn ủi (bàn là)
Đặt cuốn sổ nhỏ dưới vải (hay quần áo cần ủi) để tạo điểm tựa, không bị lún hay dịch chuyển trong lúc chúng ta ủi mác ép. Ngoài ra, chúng ta nên đặt 1 tấm giấy trên bề mặt vải tiếp xúc trực tiếp với bàn ủi (bàn là) để tránh tình trạng vải tiếp xúc nhiệt độ trực tiếp với bàn là (bàn ủi) sẽ bị bóng vải, hoặc bị tình trạng cháy vải như hình dưới đây:
– Điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi (bàn là) ở mức Cotton.
– Lực tác động bàn ủi (bàn là) lên mác chuyển nhiệt lột nóng trên vải sẽ nặng hơn khi ta ủi quần áo thông thường.
– Thời gian ủi: 8-10 giây.
– Đợi mác chuyển nhiệt nguội tí rồi chúng ta mới lột mác ra.
Clip ủi mác chuyển nhiệt chống nhiễm thông thường bằng bàn ủi:
Cách sử dụng mác chuyển nhiệt chống nhiễm thông thường bằng máy ép nhiệt
– Điều chỉnh nhiệt độ: 130oC – 150oC.
– Thời gian: 8-10 giây.
– Đợi mác chuyển nhiệt nguội tí rồi chúng ta mới lột mác ra.
Clip ép mác chuyển nhiệt chống nhiễm thông thường bằng máy ép nhiệt:
✅ Mác chuyển nhiệt in cao (cao su, cao thành, silicon)
Đặc trưng nhất của mác chuyển nhiệt in cao này là độ dày ấn tượng so với các loại mác chuyển nhiệt thông thường.
Vì độ dày cao nên loại mác này không được sử dụng để làm nhãn size cổ áo, chỉ sử dụng làm logo và những chi tiết dày.
Do đặc điểm dày của mác chuyển, ta phải sử dụng máy ép nhiệt mới có thể ép được mác lên sản phẩm.
Ngoài tên gọi chính là mác chuyển nhiệt in cao, còn có thêm một số tên gọi phổ biến khác như: mác chuyển nhiệt cao thành, mác chuyển nhiệt cao su, mác chuyển nhiệt silicon, mác chuyển nhiệt 3D, …
Cách sử dụng mác chuyển nhiệt in cao bằng máy ép nhiệt
– Điều chỉnh nhiệt độ: 130oC – 150oC.
– Thời gian: 8-10 giây (ép phía sau mặt vải). Nếu cần định vị mác chuyển trước khi lật vải lại để không bị rơi mác, các bạn nên ép mác trước tầm 2-3 giây để keo trên mác chuyển nhiệt bám một phần vào vải, không bị dịch chuyển hay rơi rớt khi thao tác lật vải lại ép.
– Đợi mác chuyển nhiệt nguội tí rồi chúng ta mới lột mác ra.
Clip ép mác chuyển nhiệt in cao bằng máy ép nhiệt:
✅ Mác chuyển nhiệt phản quang
Còn có tên gọi khác là mác chuyển nhiệt phát sáng.
Điểm nổi bật nhất của loại mác chuyển nhiệt này là khả năng phản xạ lại ánh sáng khi có nguồn sáng rọi vào.
Không phải mác chuyển tự động phát sáng trong bóng tối, mà phải có nguồn sáng rọi vào bề mặt mác, chúng ta mới có thể thấy được hiệu ứng lóe sáng trên.
💥Do đâu mà mác chuyển nhiệt phản quang có khả năng phản xạ lại nguồn sáng? Đó là trên bề mặt mác chuyển nhiệt phản quang có phủ 1 lớp nguyên liệu đặc biệt, lớp này không cho ánh sáng đi qua mà phản chiếu lại, tạo nên hiệu ứng vô cùng đẹp mắt.
Thường các đơn vị sử dụng loại mác chuyển nhiệt phản quang này làm logo, để tạo được điểm nhấn làm nổi bật thương hiệu.
Về cách sử dụng mác chuyển nhiệt phản quang cũng tương tự như mác chuyển nhiệt chống nhiễm thông thường, nhưng không sử dụng bài ủi (do cấu tạo đặc biệt của lớp màng phản quang).
✅ Mác chuyển lạnh
Loại mác này có điểm đặc biệt là không cần sử dụng nhiệt để ép mác. Chúng ta có thể dán trực tiếp mác chuyển lạnh vào những chất liệu đã được xử lý bề mặt như EVA, PU, … Với độ bám rất tốt.
💥Do đặc tính này nên mác chuyển lạnh thường được dùng phổ biến trong gia công giày dép, những chất liệu không thể tiếp xúc được với nhiệt (sẽ bị biến đổi bề mặt chất liệu và màu sắc) như EVA, PU, …
Vì không cần sử dụng máy ép, nên mác chuyển lạnh có thể dùng được ở những vị trí tương đối khó như: mép giày, mép dép, quai dép, …